Hosting là gì ? - Thiết kế website Haravy

Hosting là gì ?

Khái niệm hosting là gì? Thuật ngữ liên quan về hosting, tầm quan trọng của hosting đối với tốc độ truy cập website? Có những loại hosting nào? Hosting hoạt động như nào? Bài viết này sẽ giới thiệu tất cả liên quan về khái niệm hosting.

Hosting là gì ?

Đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi kho thông tin khổng lồ gồm cơ sở dữ liệu, hình ảnh, video trên các website mà bạn vẫn thường xuyên vào mỗi ngày ở đâu ra chưa? Những dữ liệu đó được đặt ở đâu trên mạng lưới Internet rộng lớn? Bài viết sau đây sẽ giới thiệu về một khái niệm liên quan đến những vấn đề trên – Hosting.

 

Hosting có nghĩa là dịch vụ lưu trữ và duy trì website. Để hoạt động, website cần được lưu trữ trên một máy chủ (server) kết nối mạng Internet và hoạt động liên tục 24 giờ mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần. Hosting còn được biết đến với tên gọi khác là web hosting, đây là không gian lưu trữ được chia nhỏ trên máy chủ nhằm giúp cho người dùng có thể chia sẻ, lưu trữ dữ liệu trực tuyến thông qua mạng internet..
Hosting còn được biết đến với tên gọi khác là web hosting, đây là không gian lưu trữ được chia nhỏ trên máy chủ nhằm giúp cho người dùng có thể chia sẻ, lưu trữ dữ liệu trực tuyến thông qua mạng internet, nơi đó, bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó. Lý do bạn phải thuê Hosting để chứa nội dung trang web, dịch vụ mail, ftp, vì những máy tính đó luôn có một địa chỉ cố định khi kết nối vào Internet (đó là địa chỉ IP), còn như nếu bạn truy cập vào Internet như thông thường hiện nay thông qua các IPS (Internet Service Provider – Nhà cung cấp dịch vụ Internet) thì địa chỉ IP trên máy bạn luôn bị thay đổi, do đó dữ liệu trên máy của bạn không thể truy cập được từ những máy khác trên Internet.
Như vậy, có thể hình dung như sau: Nếu xem Website là ngôi nhà, là trụ sở doanh nghiệp, cửa hàng trên Internet, thì Hosting chính là mảnh đất, là mặt bằng để xây dựng trụ sở doanh nghiệp trên Internet đó. Và Tên miền (Domain name) sẽ là biển hiệu, địa chỉ để mọi người nhớ đến và tìm kiếm. Nói tóm lại, nếu bạn chỉ có tên miền (Domain name) mà không có dịch vụ Hosting thì bạn không thể có một trang web được

Hosting hoạt động như thế nào?

Hoạt động của web hosting sẽ được tiến hành với các nguyên lý hoạt động cơ bản như sau:

 

Về phía nhà cung cấp dịch vụ

Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ tiến hành chuẩn bị cho người sử dụng hosting các server lưu trữ bằng việc chia sẻ tài nguyên trên hệ thống máy chủ vật lý thành các gói không gian lưu trữ nhỏ hơn  – hosting cho người dùng sử dụng.

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng theo các gói cước đã đăng kí mà nhà cung cấp điều chỉnh hosting với những thông số nhất định sao cho phù hợp nhất.

Về phía người dùng

Người sử dụng hosting tiến hành upload các files dữ liệu lên hosting cùng cấu hình hoạt động. Sau đó tiến hành truy cập vào hosting từ các thiết bị có kết nối internet thông qua việc gửi request đến địa chỉ IP hosting hoặc tên miền, tại đây hosting sẽ trả về cho bạn các tập tin theo kết quả truy cập tương ứng.

Người dùng trong quá trình sử dụng nếu có nhu cầu nâng cấp, mở rộng các gói hosting thì cần phải liên hệ đến nhà cung cấp để được hỗ trợ thực hiện.

Có mấy loại hosting?

Nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, hiện nay có nhiều loại hosting khác nhau. Dưới đây là một số loại hosting thông dụng nhất trên thị trường.

Shared Hosting

Shared Hosting là dịch vụ lưu trữ website nơi mà có rất nhiều web server được kết nối với hệ thống internet. Shared Hosting đó là gói hosting được chia nhỏ ra từ các Reseller Hosting.

 

Mọi database, web platform, source code, hệ điều hành website sẽ được đặt trong một máy chủ vật lý và Shared Hosting sẽ chia sẻ các tài nguyên trên server vật lý này.

– Ưu điểm của Shared Hosting
– Tiết kiệm chi phí

Việc sử dụng Shared Hosting sẽ có mức chi phí rẻ hơn so với các dịch vụ khác, bởi lẽ tổng chi phí cho việc tiến hành bảo trì máy chủ sẽ được tiến hành phân bổ trên nhiều người dùng dịch vụ.

– Dễ dàng trong việc quản lý

Với dịch vụ Shared Hosting bạn sẽ không quá khó khăn trong quá trình quản lý vì nó không đòi hỏi nhiều loại kiến thức liên quan.

– Nhược điểm của Shared Hosting
– Cấu hình Shared Hosting không cao do bị giới hạn về dung lượng sử dụng
– Tính bảo mật không cao, dễ bị tấn công cục bộ vì có quá nhiều người dùng trên một máy chủ
– Website sẽ bị chạy chậm lại khi có lượng truy cập lớn do tài nguyên trên máy chủ phân bổ không được hợp lý.

VPS Hosting

VPS Hosting đó là giải pháp kết hợp giữa dedicated hosting và shared hosting. Tại đây, máy chủ vật lý sẽ được tiến hành cài đặt ứng dụng ảo để tạo ra nhiều server ảo.

 

Loại web hosting này vẫn dùng chung với các người dùng khác, song phía nhà cung cấp sẽ tiến hành lập server vật lý có bộ nhớ, không gian, sức mạnh xử lý dành riêng cho bạn.

– Ưu điểm của VPS Hosting
– Dễ dàng nâng cấp
– Có tài nguyên server riêng với mức giá thấp do sử dụng server ảo nên không phải tiến hành mua hẳn server
– Khả năng truy cập lớn từ website khác mà không làm ảnh hưởng tới hiệu năng
– Khả năng tùy biến cao
– Nhược điểm VPS Hosting
– Đòi hỏi phải có kiến thức và kỹ thuật quản trị server
– So với Shared Hosting thì VPS Hosting có chi phí cao hơn.

Cloud Hosting

Là dịch vụ hosting được vận hành dựa trên nền tảng điện toán đám mây, dịch vụ này cho phép bạn đặt website lên vùng đám mây. Bằng việc sử dụng công nghệ ảo hóa từ VPS Hosting, Cloud Hosting cho phép gộp tài nguyên từ nhiều server vật lý.

 

– Ưu điểm Cloud Hosting
– Tài nguyên cung cấp gần như vô hạn
– Sử dụng Cloud Hosting được xem là giải pháp tân tiến hơn so với VPS Hosting
– Mọi site của người dùng sẽ không bị ảnh hưởng nếu server hỏng hay có lỗi
– Tùy thuộc vào nhu cầu dùng mà tài nguyên sẽ được phân phối phù hợp
– Tiến hành phương thức thanh toán dựa vào mức độ sử dụng
– Nhược điểm Cloud Hosting
– Người dùng khó có thể kiểm soát và quản lý giá
– Không có quyền root
– Yêu cầu người sử dụng cần phải có kiến thức, kỹ năng quản trị máy chủ ảo.

WordPress Hosting

Là một dạng của shared hosting, WordPress Hosting được thiết kế dành riêng cho website WordPress, các server sẽ được thiết kế với cấu hình riêng, có site gắn plugin được cài sẵn.

 

Người dùng chỉ việc tiến hành đăng kí sử dụng dịch vụ hosting này và tiến hành xây dựng hệ thống website của mình trên nền tảng WordPress căn cứ vào 1 trong 4 phương thức lưu trữ ở trên.

– Ưu điểm WordPress Hosting
– WordPress Hosting dễ dàng sử dụng dành cho người mới làm quen
– Hệ thống WordPress plugins và theme đã được tiến hành cài đặt sẵn
– Hiệu năng sử dụng tốt cho WordPress site
– Đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật, hỗ trợ các vấn đề liên quan WordPress phải có kiến thức, kỹ thuật tốt.
– Mức chi phí thấp
– Nhược điểm WordPress Hosting
– Dịch vụ được xây dựng trên hệ hosting tiên tiến nhất đó là Cloud Hosting
– Chỉ chuyên dùng cho website WordPress.

Dedicated Server Hosting

Là một server vật lý được thiết kế dành riêng cho người dùng, trong đó mọi dữ liệu tài nguyên đều được thiết kế dành riêng cho người sử dụng. Chính điều này sẽ giúp cho người sử dụng hoàn toàn quyết định đối với server tùy thích, cài đặt môi trường hosting riêng phù hợp với nhu cầu sử dụng.

 

– Ưu điểm Dedicated Server Hosting
– Dịch vụ có tính bảo mật cao
– Người dùng có toàn quyền kiểm soát đối với server
– Quyền truy cập root
– Tài nguyên đáng tin cậy vì chỉ được thiết kế dành riêng cho bạn mà không chia sẻ cho bất kì ai.
– Nhược điểm Dedicated Server Hosting
– Mức chi phí chi trả dịch vụ cao
– Đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu trong việc quản lý server.

Hosting nào thông dụng hiện nay?

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như mục đích kinh doanh mà khách hàng có thể lựa chọn các hosting khác nhau cho website của mình. Dưới đây là một số hosting thông dụng nhất hiện nay.

 

Shared hosting (chia sẻ): Đây là loại hosting thường được sử dụng cho các website nhỏ, tài nguyên sử dụng không nhiều và có lượng truy cập thấp.

Collocated hosting: Với dạng hosting này khách hàng tự động trang bị lên máy chủ của mình với cấu hình hoàn thiện và liên hệ nhà cung cấp để thuê chỗ đặt máy chủ đó tại data center.

Dedicated Server (máy chủ dùng riêng): dạng hosting này khách hàng sẽ tiến hành thuê máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ, có toàn quyền cài đặt cấu hình theo nhu cầu sử dụng.

Virtual Private Server (VPS): ứng dụng công nghệ ảo hóa chia máy chủ vật lý thành nhiều dạng máy chủ ảo.

Vì sao cần phải mua hoặc thuê hosting?

Trong thiết kế và xây dựng web không thể thiếu hosting bởi nếu không có hosting website của bạn chỉ có thể hoạt động trên máy tính và chỉ có bạn mới nhìn thấy thông tin, dữ liệu.

 

Việc thuê hoặc mua hosting sẽ giúp thông tin trên website của bạn được chia sẻ rộng rãi trên mạng và khách hàng có thể cùng xem từ đó phục vụ tối đa nhu cầu công việc. Đưa sản phẩm, thương hiệu của bạn đến gần hơn với khách hàng.

Khi mua hosting bạn cần quan tâm đến các thông số sau

Bên cạnh việc hiểu rõ hosting là gì thì nắm vững các thông số cơ bản để mua hosting tốt nhất cũng là điều mà bạn cần quan tâm.

Để lựa chọn hosting phù hợp nhất với website, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Ổ cứng HDD và SSD

Ổ cứng HDD và SSD là những thiết bị vô cùng quen thuộc. Theo đó, HDD đó là loại ổ cứng kiểu cũ còn phiên bản SSD là loại ổ cứng kiểu mới, loại này hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị máy tính.

Các chuyên gia cũng khuyên bạn, để việc truy cập web diễn ra nhanh hơn thì nên chọn mua ổ cứng SSD. Tuy nhiên, mức giá của SSD sẽ cao hơn so với HDD.

Dung lượng lưu trữ

Dung lượng lưu trữ (website space) là phần dung lượng mà website của bạn được sử dụng, và thường được tính theo MB hay GB.

Đối với các website bạn có thể sử dụng dung lượng 1GB hoặc từ  3-5 GB là đủ để phục vụ và đáp ứng nhu cầu dùng. Còn đối với WordPress, bạn không nên sử dụng gói hosting có dung lượng dưới 500MB vì nó rất nhanh bị đầy.

Một trong những cách để tiết kiệm và hạn chế tiêu hao dung lượng là nên hạn chế trong việc đưa ảnh có dung lượng lớn lên hosting.

Băng thông (bandwidth)

Băng thông là lưu lượng up lên và tải xuống của website. Hiện nay, khi mua hosting bạn không cần quá lo lắng về thông số băng thông bởi thông thường rất ít người dùng đạt đến được độ giới hạn về băng thông.

Uptime

Uptime là thông số chỉ thời gian hosting liên tục hoạt động, đây là chỉ số rất quan trọng trong việc sử dụng website của người dùng.

Vì vậy, trong quá trình mua hosting bạn nên chọn các nhà cung cấp dịch vụ cung ứng chỉ số uptime này cao nhất có thể.

Nên lựa chọn hosting Việt Nam hay hosting nước ngoài?

Hosting Việt Nam

Ưu điểm hosting Việt Nam

Dịch vụ hosting Việt Nam đang ngày càng phát triển, cải tiến vượt bậc và được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng. Một số điểm nổi bật của hosting Việt Nam:

– Dễ dàng sử dụng và giao dịch diễn ra nhanh chóng do không bị bất đồng về ngôn ngữ
– Đa dạng phương thức thanh toán, người dùng có thể thanh toán trực tiếp tại văn phòng, qua internet banking, thanh toán bằng thẻ nội địa,…..
– Tốc độ truy cập nhanh chóng do sử dụng chung một hạ tầng, khoảng cách người sử dụng với data center tương đối gần, băng thông nội bộ.

Nhược điểm hosting Việt Nam

– Tình trạng đứt cáp diễn ra nhiều gây nên khó khăn, hạn chế trong việc truy cập từ nước ngoài về website
– So với các quốc gia khác thì chi phí thuê, mua hosting Việt Nam tương đối cao
– Các ưu đãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng còn nhiều hạn chế
– Cách làm việc, bán hàng của các nhà cung cấp, doanh nghiệp chưa chuyên nghiệp.

Hosting nước ngoài

Ưu điểm của hosting nước ngoài

– Cách thức làm việc của đơn vị cung cấp hosting nước ngoài vô cùng chuyên nghiệp
– Mọi quy trình, cách thức làm việc được diễn ra một cách khoa học, logic, bài bản, người dùng rất dễ dàng trong việc tìm kiếm câu trả lời khi gặp vấn đề cần giải quyết.
– Tốc độ truyền tải hosting nước ngoài diễn ra tốt
– Có nhiều chương trình ưu đãi được cung cấp ra nhằm tăng tính cạnh tranh so với hosting Việt Nam.

Nhược điểm hosting nước ngoài

– Hầu như các hosting nước ngoài chưa có sự hỗ trợ của tiếng Việt nên người dùng khó khăn trong việc khai thác, sử dụng
– Sử dụng hosting nước ngoài thường thanh toán qua hình thức Visa hay Paypal, đây là những hình thức mà ít người dùng Việt sử dụng nên khó khăn trong quá trình thanh toán

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn mua hosting nước ngoài hoặc hosting Việt Nam sao cho phù hợp nhất.

Kinh nghiệm chọn mua hosting phù hợp với website

Mua hosting theo nhu cầu website

Khi tìm hiểu hosting là gì cũng như xác định mua hosting thì bạn cần xác định rõ quy mô hoạt động của website để có sự lựa chọn phù hợp nhất.

Nếu website nhỏ và vừa thì nên chọn mua share hosting cho dễ sử dụng và tiết kiệm chi phí. Còn nếu website của bạn quy mô lớn, phục vụ số lượng khách hàng đông đảo thì nên chọn mua hosting VPS hoặc Dedicated  server.

Cân nhắc khi mua hosting tại các đơn vị bán tên miền

Thông thường những đơn vị bán tên miền chủ yếu kinh doanh tên miền còn việc cung cấp hosting thường sử dụng từ các đơn vị khác nên chất lượng dịch vụ sẽ không tốt.

Vậy nên, khi mua hosting tại các đơn vị bán tên miền bạn cần cân nhắc thật kỹ, tránh tiền mất tật mang.

Tham khảo các bài viết đánh giá hosting của các trang cộng đồng review

 

Để trở thành khách hàng thông thái chọn mua được sản phẩm chất lượng tốt hãy tiến hành tham khảo các bài viết đánh giá hosting từ các trang review.

Thông thường, những đánh giá này đều xuất phát từ những khách hàng đã từng sử hosting và phản hồi lại do đó nó có độ tin cậy cao.

Trên cơ sở những review đánh giá, bạn sẽ tiến hành cân nhắc, và lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ tốt nhất khi chọn mua hosting.

Xem kỹ dịch vụ hỗ trợ – rất quan trọng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ hosting chất lượng, uy tín và có thương hiệu luôn có các chính sách, ưu đãi lớn đối với khách hàng. Do đó, trước khi đưa ra quyết định bạn cần tiến hành xem kỹ về dịch vụ hỗ trợ, hoàn tiền đến từ các nhà cung cấp.

Nên thanh toán tiền hosting theo tháng hay năm

Hiện các đơn vị cung cấp dịch vụ hosting đều tiến hành các hình thức thanh toán theo tháng và theo năm dành cho khách hàng.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyên rằng, nếu bạn hoàn toàn tin tưởng vào dịch vụ hosting của đơn vị nào đó thì nên thanh toán theo năm để được ưu đãi về chi phí.

Còn nếu trong trường hợp bạn chưa chắc chắn thì nên thanh toán theo tháng và tìm kiếm thêm các đơn vị cung cấp dịch vụ tốt hơn để hợp tác.

Nên mua hosting ở đâu?

Chọn mua hosting ở đâu chất lượng, uy tín là điều mà bạn cần quan tâm. Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về các đơn vị cung cấp, cũng như dựa trên nhu cầu sử dụng của bản thân mà bạn bạn đưa ra sự lựa chọn sao cho phù hợp nhất.

Chẳng hạn, nếu mua hosting ở trong nước, bạn có thể tham khảo một số gợi ý như: iNet, Mắt Bão, Pa Việt Nam, vHost,…

Còn mua hosting ở nước ngoài thì có các nhà cung cấp nổi tiếng trên thế giới như: Dreamhost, Bluehost, SiteGround,…..

Nếu có điều kiện, bạn có thể trang bị một máy chủ riêng cho mình hoặc thuê một dung lượng đủ lớn trên Server của nhà cung cấp dịch vụ để lưu nội dung website nhằm làm cho bất kì ai cũng có thể truy cập vào những nội dung này bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi nào. Nhà cung cấp dịch vụ cũng đảm nhiệm việc xử lý các sự cố kỹ thuật để đảm bảo website hoạt động ổn định, sao lưu dữ liệu định kỳ cho website. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Hosting trong đó phải kể đến VDC, FPT, Viettel IDC,….

Trong thời đại CNTT, ngoài các kênh quảng bá truyền thông thương hiệu của công ty đến khách hàng truyền thống như: Truyền thanh, truyền hình … thì website là công cụ hữu hiệu thậm chí quyết định đến sự thành bại của các doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Vì vậy, xây dựng một website tốt với đường truyền kết nối ổn định và lưu lượng truyền tải lớn là chiến lược marketing hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Một lời khuyên là các doanh nghiệp nên chọn nhà cung cấp dịch vụ hosting chuyên nghiệp và đáng tin cậy để xây dựng hệ thống website cho mình.
Hi vọng những thông tin trong bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Hosting là gì?” đồng thời lựa chọn cho mình đơn vị cung cấp dịch vụ sao cho hiệu quả và chất lượng nhất.

Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức mới !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *