Cách SEO Web lên TOP 1 nhờ hiểu Google vận hành - Thiết kế website Haravy

Cách SEO Web lên TOP 1 nhờ hiểu Google vận hành

Google Tìm kiếm luôn nâng cấp thuật toán và ngày càng thông minh nhờ hỗ trợ của công nghệ AI. Chính vì thế cách SEO web hiện nay rất khác nếu so với thời gian trước rất nhiều. Với bài viết đầu tiên về kiến thức SEO, Haravy sẽ hướng dẫn lập kế hoạch SEO hoàn chỉnh từ A – Z và tuyệt chiêu SEO web lên TOP 1 trong năm 2020 này một cách an toàn và bền vững, nhờ hiểu rõ bản chất cách mà Google vận hành.

SEO Web là gì? và tại sao cần thiết?

SEO Web là cách viết tắt của “Search Engine Optimization” – “Website” (được hiểu đơn giản tối ưu hóa công cụ tìm kiếm ở đây cụ thể là Google search). Bao gồm tập hợp rất nhiều phương pháp và những kỹ thuật có thể là SEO white hat (SEO mũ trắng) hoặc SEO black hat (SEO mũ đen) nhằm tối ưu hóa website để giúp website trở nên thân thiện, có thứ hạng cao với những trình tìm kiếm (Search Engine).

Những lợi ích bất ngờ từ SEO

  • Đầu tiên là nó miễn phí: Bạn không nghe nhầm đâu là FREE đó, khác với PPC, điển hình như quảng cáo Google ADS được tính theo từng lượt click và dựa theo cơ chế đấu thầu. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể tối ưu hóa website của mình lên top 10, top 3 hay thậm chí là top 1 Google, mà không cần phải mất phí hoặc với chi phí rất thấp.
  • Gia tăng lợi nhuận: Nếu bạn SEO cho 1 web kinh doanh hay dịch vụ, khi đã lên top thì sản phẩm và dịch vụ của bạn sẽ tiếp cận đến lượng khách hàng khổng lồ đang tìm kiếm trên Google mỗi ngày. Ngoài ra còn nhiều hình thức kiếm tiền online khác từ việc SEO website như: Kiếm tiền từ Google AdSense, Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết), bán luôn website hoặc bán guest post, cho thuê banner quảng cáo…
  • Phát triển nhận diện thương hiệu: Đối với 1 doanh nghiệp ngoài việc phát triển kinh doanh, cần phải xây dựng thương hiệu thật vững mạnh, SEO là mà trong những kênh marketing online tuyệt vời và hiệu quả bật nhất để xây dựng và phát triển thương hiệu.

 

Hành trang SEOer cần có

  • Công cụ: Đừng ra chiến trận mà không mang theo gươm , hãy tìm cho mình bộ công cụ để hỗ trợ trong quá trình SEO như: Phân tích từ khóa, phân tích website, phân tích đối thủ, audit website… và nhớ! hãy học cách sử dụng chúng thật thành thạo.
  • Tư duy: Hãy cố gắng đọc hiểu, vận dụng và suy nghĩ những phương pháp trong bài viết của mình, vì mỗi dự án, mỗi website sẽ có mỗi chiến lược mỗi cách SEO khác nhau. Chính vì thế bạn hãy cố gắng hiểu rõ bản chất thay vì tìm kiếm những thứ có sẵn (bạn sẽ luôn luôn là người về sau).
  • Thời gian công sức: Hãy chuẩn bị và thu xếp quỹ thời gian của bạn hợp lý, vì để SEO thực sự hiệu quả bạn phải cần rất rất nhiều thời gian.
  • Thực chiến: Đừng đọc bài viết này khi bạn chưa có một website để thực hành, vì bạn sẽ thực sự không ghi nhớ nổi những phương pháp dưới đây mà không thực hành. Hãy bắt đầu ngày trong năm 2020 này từ việc tự thiết kế website hoặc thuê dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO Onpage trước.

Bài viết này dành cho ai?

Với series này mình sẽ giúp các bạn nắm vững kiến thức SEO từ cơ bản cơ nâng cao, từ đó bạn có thể hiểu bản chất và tư duy để áp dụng thực tế vào dự án của mình.

  • Anh em SEOer newbie mới vào nghề, hay đơn giản chỉ muốn tìm hiểu SEO là gì? và tìm câu trả lời lĩnh vực này có phù hợp với mình không?
  • Anh em SEOer đã làm việc một thời gian nhưng SEO hoài không lên top, mất kiến thức nền tảng – không hệ thống được kiến thức.
  • Chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), Startup…, muốn khai thác kênh SEO nhưng chi phí thuê dịch vụ quá đắt đỏ, không đáp ứng được nhu cầu hay chỉ đơn giản muốn có kiến thức để làm việc với nhân viên SEO, đơn vị SEO

Đầu tiên hãy hiểu rõ cách “Google Tìm Kiếm” vận hành

Anh em SEOer đa số là tự nghiên cứu tài liệu hướng dẫn cách SEO trên internet và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, tuy nhiên kiến thức chắp vá khá nhiều và mất hệ thống. Lúc trước mình cũng vậy, thật sự rất may mắn sau Sự kiện SEO lớn nhất Việt Nam (Vietnam Digital SEO Submit 2019) Với phần chia sẻ của diễn giả Diệp Nguyễn founder Uptopz về kiến thức nền tảng cách mà Google hoạt động, sau những nỗ lực tìm tòi và học hỏi mình cũng hiểu được bản chất cách Google thu thập, sắp xếp và đánh giá mẫu nội dung.

Quá trình thu thập và xếp hạng dữ liệu của Google diễn ra khoảng 15 – 45 ngày. Vì thế khi public một mẫu nội dung nào đó, rồi tiến hành hành submit Google thì Google cho vào hàng chờ rồi index ngay sau đó. Nhưng thứ hạng lúc đầu sẽ không cao, cần một khoảng thời gian để Google đánh giá mẫu nội dung và xếp hạng top hay không top. Vậy quá trình này diễn này như thế nào?

Thu thập dữ liệu:

Đầu tiên khi public mẫu nội dung, Googlebot sẽ cào dữ liệu và lập chỉ mục tạm thời, sau đó sẽ lưu vào cơ sở dữ liệu để tiến hành đánh giá.

Lưu ý: Thay vì chờ Google bot đến crawler, hãy submit mẫu nội dung ngay sau khi public trong Google Search Console.

Đánh giá dữ liệu:

Bộ máy tìm kiếm Google tiến hành nhận diện mẫu nội dung bằng các yếu tố như:

  • Cấu trúc dữ liệu website: Structure Data, Schema Markup…
  • Xác định thông tin của mẫu nội dung (Source information): Với sự kết hợp hoàn hảo giữa AI và thuật toán Google BERT tiến hành đánh giá mẫu nội dung có hay và độc đáo hay không?, nó viết về cái gì, ở đâu? trên internet có nơi nào nhắc đến nội dung từ website này hay không? vân vân và mây mây
  • Kiểm tra có trùng lặp nội dung: Nếu mẫu nội dung của bạn bị trùng lặp thì, Quá trình đánh giá dữ liệu kết thúc và sắp xếp thứ hạng cho mẫu nội dung này cực kỳ thấp.

Nếu mẫu nội dung không trùng lặp thì trải qua quá trình sau đây…

 

Chấm điểm mẫu nội dung và phân loại:

Google chấm điểm mẫu nội dung dựa trên 2 yếu tố cốt lõi

Nội dung (Content): Nội dung có giá trị và đầy đủ hay không? có giải quyết được vấn đề người dùng đang tìm kiếm hay không, có được viết từ một tác giả uy tín hay không?…

Liên kết (Links): Links có 2 loại đó là liên kết có thể nhận dạng được và liên kết tìm ẩn

  • Liên kết có thể nhận dạng: Liên kết nội bộ (Internal link), liên kết hướng ra ngoài website (External link), liên kết trỏ về từ trang khác (Backlink)
    Trong đó, những năm đầu backlink là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất, tuy nhiên hiện nay trọng số này đã giảm đi rất nhiều
  • Liên kết ẩn: Brand mentions (thương hiệu được nhắc đến trên internet), quy mô thương hiệu offline…
    Liên kết tìm ẩn đòi hỏi người dùng phải có thêm hành động như: Tìm kiếm, truy cập…
  • Các yếu tố cốt lõi để đánh giá liên kết: Số lượng liên kết, sức mạnh và độ uy tín liên kết, traffic, brand signals, anchor text…

Đánh giá tín hiệu người dùng:

Quá trình đánh giá dữ liệu người dùng xảy trong đồng thời và liên tục trong lúc lập chỉ mục tạm thời và mẫu nội dung đã được xếp hạng, chính vì thế mới có trường hợp lên top và tụt top.

 

Traffic là một yếu tố cốt lõi trong SEO web để Google đánh giá tín hiệu người dùng:

Các loại traffic cơ bản:  Referral traffic (lượng truy cập từ trang giới thiệu – backlink) Social traffic (lượng truy cập từ các trang mạng xã hội – zalo, facebook, linkedin…) Direct traffic (lượng truy cập trực tiếp) Organic traffic (lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm) PPC (lượng truy cập từ quảng cáo ví dụ Google ADS) ..

Khi đã có dữ liệu lượng truy cập, Google tiến hành đánh giá và phân loại tín hiệu người dùng:

Tỷ lệ click vào kết quả (CTR), tỷ lệ bỏ trang (Bounce Rate), tỷ lệ thoát (Exit Rate), thời gian trên trang (Time on page), có tương tác trên trang hay không?…

Xếp hạng mẫu nội dung:

Sau khoảng thời gian 15 – 45 ngày thì quá trình đánh giá mẫu nội dung của Google hoàn tất, Google tiến hành xếp hạng kết quả mẫu nội dung của website bạn. Lúc này mẫu nội dung của bạn top hay không top được phản ánh khá chính xác.

Nếu bạn đã top 1 – 10 Google, hãy cố gắng duy trì bằng cách cải thiện tín hiệu người dùng. Nếu chưa top hãy cố gắng audit lại mẫu nội dung về mặt chất lượng và trải nghiệm người dùng, cố gắng đẩy mạnh thêm traffic và backlink

Hướng dẫn cách SEO website hiệu quả nhất năm 2020 – Kế hoạch SEO mẫu (Plan SEO)

1

Phân tích sản phẩm – dịch vụ

Đầu tiên trong một kế hoạch SEO bạn phải phân tích được sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mình một cách tổng quan và chi tiết nhất để trả lời được câu hỏi:

  • Thị trường có chấp nhận dịch vụ – sản phẩm của công ty bạn hay không?
  • Trên môi trường internet cụ thể là kênh SEO có đối thủ hay chưa và họ như thế nào?
  • Địa điểm khách hàng của bạn nhắm đến là gì: Toàn thế giới, tại Việt Nam, hay một tỉnh thành cụ thể?
  • Chân dung khách hàng của bạn là gì? Chất lượng sản phẩm – dịch vụ có thỏa mãn được người dùng hay không?

 

Từ đó bạn sẽ nắm được những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để lên một chiến dịch SEO hợp lý.

2

Tìm kiếm và phân tích từ khóa cần SEO

Tùy vào độ lớn doanh nghiệp, tính chất sản phẩm – dịch vụ. Haravy sẽ gợi ý đến bạn quy trình tìm kiếm và phân tích từ khóa SEO cơ bản như sau:

Bước 1: Đầu tiên bạn hãy list ra và thống kê vào file excel khoảng 3 – 100 từ khóa chính về sản phẩm dịch vụ sau đó chia ra thành 5 nhóm chính cơ bản:

Mình sẽ lấy ví dụ một của một dự án đã triển khai, 1 từ khóa chính Ống inox :

  • Từ khóa thương hiệu: Từ khóa + với thương hiệu (vd: Ống inox Đại Dương)
  • Từ khóa đặc tính: Từ khóa + đặc tính của sản phẩm (vd: Ống inox trang trí, ống inox công nghiệp, ống inox tròn, ống inox hộp, ống inox 304, ống inox 2 ly)
  • Từ khóa mua hàng: Từ khóa + kêu gọi mua hàng (vd: Ống inox giá rẻ, nơi bán ống inox chất lượng)
  • Từ khóa địa phương: Từ khóa + một local cụ thể (vd: Ống inox tại HCM)
  • Từ khóa thông tin: Từ khóa + mô tả thông tin (vd: Bảng giá ống inox, ống inox dùng để làm gì?, quy trình sản xuất ống in

 

Bước 2: Phân tích danh sách từ khóa

Sau khi có được bảng danh sách từ khóa ở bước 1, để tiến hành phân tích bạn cần hiểu một số thuật ngữ cơ bản trong SEO website:

  • Keyword Difficulty (KD): Độ khó của từ khóa
  • Volume (SVA): Lượng tìm kiếm từ khóa theo tháng
  • Trends: Dữ liệu tìm kiếm từ khóa theo thời gian
  • Allintitle: Số lượng chủ đề bài viết (tiêu đề) đã có trên Google.

Công cụ phân tích từ khóa tiếng việt và tiếng anh

Anh em có thể tham khảo công cụ lập kế hoạch từ Google Ads, hoặc các công cụ phân tích từ khóa nổi tiếng trên thế giới khác. Đặc điểm chung của những tool này là phí khá cao, nhưng đừng lo lắng nếu bạn mới bắt đầu có thể tìm mua ở các nhóm mua chung giá giao động chỉ từ 100 – 300 nghìn / tháng, sau khi bạn đã có thu nhập từ công việc SEO rồi hãy nhớ mua bản quyền chính chủ để ủng hộ tác giả nhé.

  • Keyword Planner (Công cụ lập kế hoạch hoàn toàn miễn phí của Google, yêu cầu có tài khoản Google Ads và đã chạy chiến dịch)
  • Keyword io
  • Ahrefs keywords explorer

3

Hướng dẫn phân tích đối thủ một cách đầy đủ nhất

Để tìm danh sách đối thủ, đầu tiên bạn dùng list từ khóa chính ở trên sau đó tiến hành search Google, chọn 5 – 30 domain kết quả đầu tiên để làm đối thủ. Tương tự như vậy với những từ khóa chính khác, Với cách SEO web này bạn đã có danh sách website đối thủ khá nhiều rồi đó.

Theo mình nhận thấy trong cộng đồng SEO hiện nay, rất nhiều anh em phân tích đối thủ chỉ dựa trên bề nổi, những gì thấy trước mắt.

Hãy phân tích kỹ từng đối thủ qua các tiêu chí như sau:

  • Onpage: Là những tối ưu về mặt bên trong website, đối với onpage bạn có thể dễ dàng phân tích dựa trên checklist cố định với các chỉ số như: URL, title, h1, h2, meta description, image, internal, external, response code, responsive, https, structured data, speed…
    Công cụ để phân tích onpage:  Screaming Frog SEO Spider 
  • Content: Phân tích số lượng bài đã index, số lượng từ khóa lên top Google, rồi tiến hành đánh giá nội dung có chất lượng hay không?
  • Backlinks: Phân tích số lượng Backlinks và Referring domains
    Công cụ để phân tích: Ahrefs (lưu ý chỉ tham khảo vì nó chưa đủ và không chính xác tuyệt đối, vì đối thủ có thể dùng thủ thuật 301, chặn bot ahrefs, disavow…)
  • Traffic: Cố gắng phân tích số lượng traffic trung bình hàng tháng của đối thủ đến từ Referral traffic, Social traffic, Direct traffic hay Organic traffic… và ước tính số lượng trung bình của từng loại.
  • Signal: Cần phân tích độ phổ biến thương hiệu (Brand Mention) của đối thủ trên môi trường internet.

Mời xem thêm: Hướng dẫn phân tích đối thủ SEO chi tiết nhất (đang viết)

4

Thiết kế / Audit website chuẩn SEO

Sau khi đã có danh sách từ khóa và phân tích đối thủ lúc này tiến hành thiết kế website chuẩn SEO hoặc audit website chuẩn SEO (đã có website) theo checklist mẫu tuwf Haravy.

5

Tiêu chí website chuẩn SEO cơ bản

Mình sẽ gửi đến bạn 15+ tiêu chí cơ bản để một website đạt tiêu chí chuẩn SEO 2020

 

  • Tên miền chuẩn SEO: Ngắn gọn dễ nhớ, nên sử dụng thương hiệu và có liên quan đến ngành nghề.
  • Tốc độ website: Server/hosting cần tối ưu nhanh nhất có thể, chất lượng cao, location đúng vị trí nhóm khách hàng.
  • Thiết kế đáp ứng (Responsive Design): Có giao diện thân thiện với điện thoại di động, máy tính bảng…
  • Nên cài chứng chỉ bảo mật HTTPS
  • Tối ưu cấu trúc: Danh mục sản phẩm, dịch vụ, bài viết cần thiết kế hợp lý phục vụ người dùng, nội dung được phân cấp rõ ràng, dễ theo dõi và phân tích
  • Tiêu đề (Title): Có thể trùng với thẻ H1, nên chứa từ khóa, gây tò mò hấp dẫn để tăng CTR (tỷ lệ nhấp chuột)…
  • Thẻ mô tả (Meta Description): Nên chứa từ khóa, mô tả ngắn gọn, hấp dẫn và thu hút…
  • Thẻ Heading: Mỗi Landing page nên duy nhất 1 thẻ H1, đối với H2, H3, H4… hỗ trợ làm rõ nghĩa cho heading trước đó.
  • Đường dẫn (URL): Ngắn gọn, chứa từ khóa, chữ thường, không dấu, ngăn cách bằng dấu gạch ngang, không dùng tiếng việt có dấu và chứa ký tự đặc biệt.
  • Nội dung: Không trùng lặp, cung cấp đầy đủ và vượt xa mong đợi của người đọc.
  • Từ khóa: Không spam cố nhồi nhét từ khóa, cố gắng viết bài thật tự nhiên và cung cấp thông tin hữu ích, nên sử dụng những từ khóa cùng nghĩa, từ khóa ngữ nghĩa tiềm ẩn (LSI).
  • Internal link và External link: Nên sử dụng internal link trong bài viết để nhóm các chủ đề liên quan, sử dụng external link uy tín để giải thích thêm và tăng độ uy tín của bài viết.
  • Hình ảnh: Tiến hành tối ưu ảnh để SEO hình ảnh như mỗi thẻ heading nên có hình ảnh mô tả, ảnh nên được Geotag, kích thước vừa màn hình hiển thị và được tối ưu dung lượng, không trùng lặp, tối ưu file name, title, alt cho ảnh…
  • Tối ưu và sử dụng đúng cách: Robots.txt, Sitemap, trang lỗi 404, redirect…

6

Thiết lập và khai báo website với Google

Sau khi thiết kế website xong, bạn hãy khai báo, kết nối và thiết lập với các dịch vụ Google:

  • Khai báo Google Search Console: Giúp bạn đo lường lưu lượng truy cập từ tìm kiếm và hiệu suất của trang web, khắc phục vấn đề và tăng thứ hạng của trang web trong kết quả Google Tìm kiếm
  • Kết nối Google Analytics (GA): Giúp bạn có thể xem báo cáo và phân tích, thống kê dữ liệu từ website
  • Tạo và tối ưu Google My Business: Khi tạo và xác thực Google Maps cho doanh nghiệp, đều đó đồng nghĩa với việc bạn đã có một trang Google My Business. Hãy tối ưu và hoạt động mạnh trên Google My Business, đây là một điểm cộng cực kỳ hiệu quả trong một chiến lực SEO.

 

7

Xây dựng Social Media

Một thương hiệu lớn và uy tín sẽ hoạt động nhiều và mạnh trên một hoặc nhiều kênh social, sau khi hoàn thành website hãy cố gắng tạo ra những kênh mạng xã hội phổ biến như: Fanpage facebook, Youtube, Linkedin, Twitter, Pinterest, Flick…

Social cũng là nơi lý tưởng để tạo lập và xác thực Entity. Giúp Google dễ dàng nhận biết, xác thực và tin tưởng doanh nghiệp bạn hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *